KHOA HỌC LỊCH SỬ GÓP PHẦN BẢO VỆ CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
Mỗi quốc gia, dân tộc đều có lịch sử, đó là những giá trị trường tồn chi phối đến đường hướng phát triển của xã hội. Khoa học lịch sử đã luôn giữ được vai trò của nó trong việc dựng nước và giữ nước.
Việc Khoa học Lịch sử đã làm
Tìm hiểu, làm rõ vai trò các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ là một nội dung quan trọng trong công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng cho tới nay.
Trong nghiên cứu, thông qua việc xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh nội dung tiến trình lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, đến nay đã cung cấp một hệ thống tư liệu khá đầy đủ về các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, từ Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Tổng Bí thư của Đảng qua từng thời kỳ, các cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước; nghiên cứu, xuất bản hệ thống tài liệu chuyên khảo và tham khảo về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh…Trong giai đoạn hiện nay, tiêu biểu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Các nhà nghiên cứu của khoa học lịch sử, lịch sử Đảng đã cung cấp tư liệu, cố vấn nội dung xây dựng loạt chương trình truyền hình như phim tài liệu, phim truyện …về các lãnh đạo nổi bật của Đảng, Nhà nước. NHững việc làm này đã góp phần quan trọng xây dựng “hệ sinh thái thông tin” cung cấp cho cán bộ, đảng viên, nhân dân cái nhìn tổng thể về các lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; đồng thời là biện pháp phòng ngừa, đấu tranh từ sớm với các hành vi, thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Trong giảng dạy, các giáo viên lịch sử trong hệ thống giáo dục quốc dân thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, bổ sung cập nhật kiến thức, từ đó xây dựng hệ thống bài giảng lồng ghép phù hợp các nội dung giới thiệu về sự nghiệp, vai trò của các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam từng thời kỳ. Các nhà giáo đồng thời được bồi dưỡng nhiệt huyết, sự đam mê với chuyên ngành lịch sử, từ đó chuyển tải tới người học lòng tự hào dân tộc và lòng biết ơn, sự trân trọng với những đóng góp của các thế hệ lãnh đạo. Điều này là một biện pháp đấu tranh ở phạm vi rộng và hiệu quả lâu dài trước những thông tin vu khống, bôi nhọ các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay.
Băn khoăn
Một thực tế cho thấy là chúng ta đang thiếu những nghiên cứu, tổng kết về thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong khoảng 20 năm trở lại đây. Điều này một phần do quá trình đổi mới đất nước đang còn nhiều khó khăn, còn những hạn chế chưa khắc phục được; trong khi công tác tổng kết thực tiễn chưa đủ để khẳng định, đánh giá hết vai trò, đóng góp của.Trong khi đó, những luồng thông tin xấu, độc, vu khống ngày càng nhiều, tinh vi và vẫn đang chưa thể kiểm soát hết, nhất là vu khống, xuyên tạc, bôi nhọ các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đương chức.
Cách thức thâm độc mà các thế lực thù địch đang sử dụng
Bằng nhiều chiêu bài khác nhau, đặc biệt là sử dụng mạng xã hội, cá thế lực thù địch đang hàng ngày, hàng giờ chống phá ta trên mặt trận tư tưởng. Chúng đăng tải những dạng bài xuyên tạc, phủ nhận, thậm chí là bịa đặt về sự nghiệp, đời tư của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước kiểu “theo thông tin từ các nguồn tin cậy”, hoặc dẫn sai lệch lời kể của một nhân chứng lịch sử, cũng có thể từ những sự việc có thật, chúng dựng những clip phân tích và lồng ghép vào đó các thông tin sai lệch. Chúng triệt để sử dụng các nền tảng xã hội như youtube, facbook trên trang website quan làm báo, dân làm báo, việt tân...Cách đưa thông tin theo kiểu mưa dầm thấm lâu, vô thưởng, vô phạt như vậy dễ khiến một bộ phận người đọc không phân biệt được thật, giả hoặc thậm chí tin tưởng vào thông tin sai lệch mà họ cung cấp. Đối với các lãnh đạo đương chức của Đảng, Nhà nước, các thông tin sai lệch thường về những vấn đề như tham nhũng, lạm quyền; quy những hạn chế trong quản lý xã hội là do Đảng và các lãnh đạo Đảng…
Việc khoa học lịch sử cần làm
Thứ nhất, khoa học lịch sử cần đến gần con người, đến gần xã hội hơn. Điều này tiếp cận với góc độ khoa học lịch sử phải chứng minh được tầm quan trọng của mình với xã hội, phải khiến cho mỗi cá nhân và xã hội nhận thức được vai trò, vị trí của lịch sử; từ đó thu hút được sự quan tâm của xã hội. Đây là tiền đề để phát triển khoa học lịch sử đáp ứng yêu cầu đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, trong đó có bảo vệ các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Thứ hai, trong nghiên cứu sử học, cần chú trọng nghiên cứu thêm về các lãnh đạo Đảng, Nhà nước thời kỳ đổi mới, nhất là các nhiệm kỳ gần đây. Điwwù này đòi hỏi cần tăng cường hiệu quả tổng kết thực tiễn đất nước để có cơ sở đánh giá đúng, đủ vai trò, đóng góp của họ với đất nước. Làm được việc này sẽ cung cấp luận cứ cơ bản để đấu tranh chống những luận điệu sai lệch, bôi nhọ nhằm hạ bệ cá nhân các lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện tại, xa hơn là phá âm mưu hạ bệ Đảng ta.
Thứ ba, trong giảng dạy lịch sử: phát huy hiệu quả tuyên truyền, giáo dục lòng biết ơn các thế hệ đi trước qua kênh giảng dạy lịch sử đến các đối tượng người học, nhất là học sinh, sinh viên – những người chủ tương lai của đất nước; đồng thời là những người sử dụng mạng xã hội thường xuyên; cũng là những người dễ bị tác động, ảnh hưởng bởi các thông tin xấu, độc.
Cần xem xét sử dụng mạng xã hội là một kênh giáo dục, lấy cái đẹp, dẹp cái xấu, tăng cường xây dựng, phát triển các website, diễn đàn chính thống nghiên cứu, trao đổi về lịch sử để cung cấp thông tin chính xác đến người đọc…
Những việc làm này cũng chính là tiếp tục chủ trương về đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong Nghị quyết 35-NQ/TW năm 2018 của Bộ Chính trị và văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng “tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”[1].
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, t.2, tr.234.