HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỂ THỰC HIỆN TỐT NHIỆM VỤ BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Trong Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I Trường Nguyễn Ái Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tại sao phải học lý luận. “Trước hết, Đảng ta tổ chức trường học lý luận cho cán bộ là để nâng cao trình độ lý luận của Đảng ta đặng giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình hình thực tế của Đảng ta, để Đảng ta có thể làm tốt hơn công tác của mình, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ cách mạng vĩ đại của mình”.
Học lý luận chính trị, bao gồm
nhiều hoạt động như nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước… Đây là yêu cầu thường xuyên, hằng ngày đối với mỗi cán bộ, đảng viên.
Theo nội dung của Nghị quyết số
35, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, đường
lối của Đảng, bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo
vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế,
bảo vệ quốc gia, dân tộc, giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất
nước.
Mối liên hệ giữa học lý luận chính trị với việc phòng, chống các biểu
hiện suy thoái về tư tưởng chính trị
Việc học lý luận chính trị, giúp
cán bộ, đảng viên trang bị đầy đủ, toàn diện hơn, có sự hiểu biết sâu sắc hơn
tri thức lý luận chính trị; giữ vững bản lĩnh chính trị; củng cố, tăng cường niềm
tin vào tương lai của dân tộc, của cách mạng, lý tưởng cộng sản; hình thành;
rèn luyện cho người học phương pháp luận biện chứng để có thể tư duy, tiếp cận
với những vấn đề trong thực tế cuộc sống, làm cho cán bộ, đảng viên tự tin hơn
trong công tác; nhận diện được những quan điểm sai trái, thù địch, thấy rõ được
các quy luật khách quan, là cơ sở để cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao. Có thể thấy rất rõ không có lý luận chính trị thì tinh thần và ý chí
kém cương quyết, không trông xa thấy rộng; trong lúc đấu tranh, dễ lạc phương
hướng. Người cán bộ khi đã được đào tạo lý luận chính trị được coi như đã có điểm
tựa, có vũ khí để phòng chống những biểu hiện suy thoái, có thể ví giống như họ
được tiêm những liều vắc xin để có thể miễn dịch với những thách thức bên
ngoài. Cho nên việc học lý luận chính trị không chỉ là học một lần mà phải được
học nhiều lần, học thường xuyên, liên tục bằng nhiều cách thức khác nhau.
Trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, việc học lý luận chính trị chính là giải pháp “xây” (là
tạo lập nền tảng tư tưởng, tinh thần cách mạng) để phục vụ cho việc “chống” (là
đấu tranh, ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch). Để xây có hiệu
quả thì cần phải nâng cao chất lượng việc học lý luận chính trị.
Đối tượng được đào tạo lý luận
chính trị hiện nay bao gồm: cán bộ đương chức hoặc quy hoạch vào các chức danh
lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính
trị - xã hội cấp cơ sở; cấp huyện, cấp tỉnh và tương đương… Đây là lực lượng
nòng cốt tham gia công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, họ có rất nhiều lợi
thế: đang thực tế công tác trong các cơ quan của Đảng, của Nhà nước và các tổ
chức chính trị - xã hội… , là những người tiếp cận thường xuyên với người dân,
với các tổ chức nên sức lan toả của họ là rất lớn.
Đâu là nơi học lý luận chính trị đầy đủ, hiệu quả nhất
Việc học thường diễn ra trong
nhà trường, nên có thể khẳng định học lý luận chính trị trong các nhà trường là
đầy đủ, hiệu quả nhất. Vì đây là môi trường có mọi sự thuận lợi cho việc học tập.
Ở đó có đội ngũ giáo viên, giảng viên được đào tạo để giảng dạy lý luận chính
trị; có đầy đủ các cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo trình, tài liệu để phục
vụ cho việc học tập. Môi trường này được điều hành bằng các quy định, quy chế
rõ ràng, đầy đủ để quá trình học tập được diễn ra tốt nhất.
Hiện nay việc học lý luận chính
trị được tiến hành chủ yếu tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các học
viện trực thuộc; các trường chính trị cấp tỉnh; các trung tâm chính trị cấp huyện.
Ngoài ra, các trường chuyên nghiệp, các trường đào tạo nghề cũng có tham gia thực
hiện nhiệm vụ này ở một mức độ nhất định.
Học lý luận chính trị còn là việc
cấp uỷ đảng các cấp tổ chức các hội nghị quán triệt học tập, nghiên cứu các văn
kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với
toàn thể cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó việc mỗi người trong chúng ta tự học tập,
cập nhật các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thông qua
nhiều cách thức như đọc báo, nghe đài, xem truyền hình…hàng ngày cũng là một
cách để học tập lý luận chính trị.
Việc học lý luận chính trị đang
được tổ chức có hiệu quả, đảm bảo chất lượng. Khung chương trình thiết kế khá
phù hợp với đối tượng học viên, công tác quản lý học viên, đánh giá kết quả học
tập thực hiện đa dạng, bài bản do các nhà trường có đội ngũ giảng viên được đào
tạo về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng. Các lớp
tập huấn cho người làm công tác quản lý và giảng viên các cơ sở đào tạo về bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh quan
tâm tổ chức với nội dung thiết thực. Đa số học viên tham gia quá trình học tập
với động cơ học tập lý luận chính trị đúng đắn.
Tuy nhiên còn có những học viên
chưa coi việc học là nhu cầu tự thân, động cơ học tập chưa đúng đắn. Học với họ
là vì cần có một tấm bằng để đủ điều kiện bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý
nên trong quá trình học tập không tập trung nghe giảng. Hoặc có những người xem
nhẹ, coi thường việc học lý luận chính trị, không chấp hành tốt kỷ luật, kỷ
cương trong nghiên cứu, học tập. Những hạn chế nêu trên có thể do động cơ, mục
đích học tập của một số học viên chưa đúng đắn, chưa hình thành ý thức tự giác
trong học tập. Việc dạy học lý luận chính trị có nơi, có lúc còn khô cứng, giáo
điều, hoặc qua loa, đại khái. Chương trình còn chậm đổi mới, thiếu tính liên
thông dẫn đến người học phải học lại nhiều bài, nhiều mục. Phương pháp giảng dạy,
học tập chậm được đổi mới, nặng về truyền đạt kiến thức, chưa phát huy được
tính tích cực, sáng tạo của học viên. Quản lý đào tạo còn có mặt yếu kém. Nhiều
cơ quan, đơn vị chưa coi trọng việc học lý luận chính trị, chưa tạo điều kiện về
thời gian, vẫn phân công công việc, thậm chí yêu cầu người học nghỉ một vài buổi
để giải quyết công việc, dẫn đến người học chưa toàn tâm, toàn ý cho việc học tập.
Cần làm gì để nâng cao chất lượng việc học lý luận chính trị nhằm thực
hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Thứ nhất; đối với Trường Chính trị tỉnh,
các trung tâm chính trị; các trường chuyên nghiệp, phải xây dựng được một đội
ngũ giảng viên đáp ứng được yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng trong tình hình
mới. Mỗi người làm công tác giảng dạy lý luận chính trị cần luôn tự hào được giảng
dạy lý luận chính trị, cần thấy rõ giảng dạy lý luận chính trị là vinh quang
nên phải giảng hay, giảng tốt.
Việc đánh giá kết quả học tập cần
được thực hiện đa dạng bằng nhiều hình thức như tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp…để
đảm bảo điểm số của việc học tập lý luận chính trị là thực chất.
Trong quá trình học tập ở Trường
Đảng cần cải tiến để có nhiều phương pháp, cách thức rèn luyện bản lĩnh cho người
học để hình thành, xây dựng cho học phương pháp, cách thức giải quyết những
tình huống khó, phức tạp trong lãnh đạo, quản lý; cần có những phương pháp tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng suốt đời, luôn là những người có trách nhiệm
phòng, chống các biểu hiện của suy thoái chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hoá”.
Cần quan tâm xây dựng môi trường
văn hóa Trường Đảng, ứng xử văn minh, thân thiện, nhân văn để nhà trường trở
thành địa chỉ đỏ về rèn luyện lý tưởng, về đạo đức, phẩm chất cách mạng, trình
độ lý luận chính trị, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho mỗi học viên đến học tập tại
đây.
- Đối với các cuộc triển khai học
nghị quyết cần tiếp tục đổi mới hình thức triển khai, kiểm soát, theo dõi, đôn
đốc, nhắc nhở cán bộ, đảng viên tham dự.
- Đối với các cơ quan có thẩm
quyền trong việc xây dựng, ban hành các khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng
lý luận chính trị cần có những khảo sát từ thực tế để có được các khung chương
trình, các bộ giáo trình, tài liệu phù hợp yêu cầu công tác đào tạo cán bộ,
công chức, viên chức.
Thứ hai; bản thân người học phải xây dựng
động cơ học tập lý luận chính trị với tinh thần, thái độ học tập đúng đắn. Việc
học phải xuất phát từ nhu cầu tiếp cận các tri thức, làm giàu tri thức, gắn những
tri thức thu được vào thực tiễn công tác, phải là học hiểu, học bằng tư duy. Muốn
vậy trên lớp phải tập trung nghe giảng, chú ý sự hướng dẫn, định hướng của giảng
viên để nắm bắt, phân tích vấn đề. Từ đó gắn lý luận với thực tiễn, đưa lý luận
vào để giải quyết các vẫn đề nảy sinh từ thực tiễn.
Thứ ba; đối với các cơ quan, tổ chức cử
người đi học lý luận chính trị, coi việc đi học cũng là thực hiện nhiệm vụ, tạo
điều kiện để học viên được tham gia đầy đủ quá trình học tập. Chọn, cử cán bộ
đi đào tạo đúng đối tượng, thiết thực, tránh tràn lan, gây tốn kém, lãng phí.
Phối hợp chặt chẽ với đơn vị đào tạo tiến hành nghiêm túc kiểm tra, đánh giá
quá trình và kết quả học tập của cán bộ, đảng viên được cử đi học. Coi trọng và
có kế hoạch bố trí, tạo điều kiện để cán bộ vận dụng kết quả học tập vào thực
tiễn công tác. Lấy kết quả học tập, ý thức rèn luyện trong quá trình học tập là
một tiêu chí để đánh giá cán bộ.
Việc học lý luận chính trị phải
phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là bảo
vệ Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Học như thế nào cho có chất lượng,
học để làm gì…là những câu hỏi phải luôn được đặt ra cho người học và cả người
dạy, người làm công tác quản lý.